Bạn rất khó chịu khi hóa đơn tiền điện mỗi tháng quá cao. Có lẽ bạn cũng đoán ra được nguyên nhân là do chiếc máy giặt nhà mình. Đúng vậy máy giặt là thiết bị hút rất nhiều điện. Vậy làm sao để tiết kiệm tối đa điện năng cho thiết bị này thì chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiếu bài viết dưới đây:
Tiết kiệm điện bằng cách nào?
Lưu ý khi giặt nên phân loại quần áo theo từng nhóm vải dày, vải mỏng để kiểm soát được trọng lượng giặt, khi đó máy sẽ chạy êm hơn, đỡ hao điện, nước.
Máy giặt loại 6kg tiêu tốn khoảng 350W điện và 80 lít nước cho một chu kỳ giặt (trong 45 phút). Nhiều gia đình sử dụng máy bơm nước nên lượng điện tiêu thụ hàng tháng sẽ tăng thêm 15% nếu sử dụng máy giặt nhiều. Ngoài ra, các loại máy giặt đời mới đã tăng trọng lượng giặt đồ so với trước đây, thấp nhất là loại 6kg, trung bình 8 – 9kg và lớn từ 10 – 13kg nên lượng điện tiêu thụ sẽ tăng thêm đáng kể do công suất và trọng lượng thay đổi.
Máy giặt hoạt động theo quy trình khép kín, nhưng nếu muốn tiết kiệm điện, nước, rút ngắn thời gian giặt và quần áo sạch hơn thì phải “ngắt” quy trình khép kín này. Người sử dụng phải chịu khó sau lần giặt đầu lấy quần áo ra vắt cho hết nước bẩn rồi mới giặt tiếp vì chế độ xả kế tiếp máy không tự vắt nên chất bẩn khó thoát hết ra bên ngoài. Cách làm này chỉ áp dụng với người có thời gian rảnh và quan tâm tới hoá đơn tiền điện.
Máy giặt cần đặt ở nơi khô, thoáng và thật bằng phẳng, kiểm tra bằng cách xem điểm tròn đo cân bằng trên nắp máy giặt. Nếu điểm tròn bị lệch tâm sẽ ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ giặt đồ. Khi đó quy trình giặt – xả sẽ báo lỗi mất cân bằng không tiếp tục giặt hoặc vắt khô sẽ làm lồng giặt va vào thành máy tạo nên nhiều tiếng ồn… mạch điện và động cơ bị ảnh hưởng, hao điện.
Nhiều gia đình có thói quen giặt đồ ban đêm, đi ngủ để máy tự động chạy, nếu quy trình giặt phát sinh lỗi, máy sẽ tự động khởi động lại hoặc ngắt điện nên giặt không xong quần áo, lãng phí điện – nước.
Thường xuyên vệ sinh máy giăt
Phải hoạt động liên tục nên các bụi bẩn hoặc xơ vải từ quần áo có thể bít chặt các lỗ thoát nước xung quanh máy giặt. Để làm sạch chúng, bạn có thể dùng hóa chất tẩy rửa (clo, nước javen…) mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc dùng dấm ăn, chanh.
Nếu máy giặt của bạn có chương trình giặt nóng thì hãy hòa nước nóng với 2 chén hóa nước tẩy (cũng có thể là chanh, dấm ăn sẽ thân thiện môi trường hơn) và giặt không quần áo với chu trình dài nhất. Và cho máy giặt dừng giữa chừng một lúc để dung dịch có thể ngấm sâu vào các lỗ, kẽ trong lồng giặt sau đó giặt tiếp cho đến khi kết thúc.
Nếu không có chương trình giặt nóng, bạn có thể đổ nước nóng từ ngoài vào. Tuy nhiên phải kiểm tra xem lồng giặt có thể chịu được độ nóng bao nhiêu vì có loại lồng giặt làm bằng nhựa, bề mặt dễ bị biến dạng dưới tác động nhiệt hơn là kim loại.
Các hộp chứa xà phòng, nước xả vải…cũng phải làm sạch như vậy mới có thể ngăn chặn được dòng di chuyển của vi khuẩn theo nước xuống lồng giặt. Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng trong ngăn nhưng nếu bạn cho quá nhiều chúng sẽ bị trào ra ngoài và rửa sạch các góc hộp bằng bàn chải mềm, đảm bảo xà phòng cũ không còn đông két.
Cho máy giặt chạy thêm một lần không tải với nước sạch để chắc chắn rằng không còn cặn bẩn sót lại và lau khô bằng vải mềm, không được dùng bàn chải hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa.