Hầu như máy nước nóng đã có mặt trong mọi gia đình hiện đại. Thế nhưng, đã không ít lần chúng ta phải chứng kiến những tai nạn thương tâm mà nguyên nhân cũng xuất phát từ máy nước nóng. Vậy thì làm sao tránh tình trạng đó, Điện Lạnh Gia Lai sẽ cho bạn một số lời khuyên khi sử dụng máy nước nóng.
Về nguyên lý, máy nước nóng có cấu tạo giống như ấm đun nước bằng điện, chỉ khác là có dung tích lớn với công suất thanh đun lớn hơn. Tuy nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị, để có thể vận hành và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.
Máy nước nóng có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.
Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình.
Bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong bình trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.
Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở máy nước nóng cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.
Vì máy nước nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.
Cũng giống như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.
Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.
Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.
Đặc biệt bình phải được nối dây tiếp đất để bảo vệ an toàn cho người sử dụng, nhất là loại bình nóng nhanh. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến máy nước nóng lạnh rò điện là khả năng rò điện ra vỏ của rơle nhiệt độ. Vì vậy, để an toàn nhất thiết phải dùng dây nối đất cho bình. Đối với người cẩn thận trước khi sử dụng, nên bật bình nước đun nóng và ngắt aptomat trước khi tắm hoặc sử dụng nước nóng. Nếu gia đình có điều kiện nên lắp thêm hệ thống chống giặt cho máy nước nóng.